Sunday, October 13, 2013

mua ban hat chum ngay

mua ban hat chum ngay http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6/cay_chum_ngay_vi_thuoc_quy.pdf http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 http://www.mediafire.com/download/ux68n2qbghu3mm6 mua bán hạt chùm ngây cây chùm ngây vị thuốc quí Tiến sỹ THÍCH THIỆN MỸ 560/TA- Ấp Tân An-Xã Tân Thành Huyện Lai Vung – Đồng Tháp DD: 0939.826271 Email : thienmy.thich@gmail.com Chùm ngây: loài cây vạn năng cho vùng sinh thái khắc nghiệt Cây chùm ngây còn được gọi là "cây phép mầu", "cây thần diệu", hay "cây phép lạ", bắt nguồn từ tên tiếng Anh là "Miracle tree" Tiếng Ấn Độ là “ Moringa”. Thật vậy, đây là một loài cây đa tác dụng hay nói cách khác là cây vạn năng (multipurpose tree), vì ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các vùng đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nó được xem tài nguyên vô giá, chống nạn thiếu dinh dưỡng, Thông tin chi tiết về cây chùm ngây bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ thiên tai. Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, các bộ phận của cây chùm ngây còn có dược tính phổ rộng, được dùng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Chính nền y học cổ truyền của Ấn Độ cũng đã xác định được 300 bệnh khác nhau được điều trị bằng lá của cây này. 1. Về dinh dưỡng học: cây chùm ngây đã thể hiện được rằng, hầu hết các bộ phận sống của nó có chứa đủ các thành phần dinh dưỡng, có thể giúp ích cho sự sống của con người và động vật. 1.1. Lá cây được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát... Ở châu Phi, nó được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con. Lá chùm ngây chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, calcium cao gấp 4 lần trong sữa, potassium cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp, và ngay cả protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác. Do vậy, lá chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực vật có giá trị cao. Trong 100 g bột lá sấy khô có: calori 205, protein (g) 27,1, chất béo (g) 2,3, carbohydrate (g) 38,2, chất xơ (g) 19,2, Ca (mg) 2,003, Mg (mg) 368, P (mg) 204, K (mg) 1,324, Cu (mg) 0,57, Fe (mg) 28,2, S (mg) 870, acid oxalic (mg) 1,6%, vitamin A-β carotene (mg) 16,3, vitamin B1 - thiamin (mg) 2,64, vitamin B2 - riboflavin (mg) 20,5, vitamin B3 - nicotinic acid (mg) 8,2, vitamin C - ascorbic acid (mg) 17,3, vitamin E - tocopherol acetate (mg) 113, arginin (g/16gN) 1,33%, histidin (g/16gN) 0,61%, lysin (g/16gN) 1,32%, tryptophan (g/16gN) 0,43%, phenylanaline (g/16gN) 1,39%, methionine (g/16gN) 0,35%, threonine (g/16gN) 1,19%, leucine (g/16gN) 1,95%, isoleucine (g/16gN) 0,83%, valine (g/16gN) 1,06%. 1.2. Bông chùm ngây có thể dùng để làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước Tây phương sản xuất trà hoa chùm ngây bán ngoài thị trường), cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium và potassium. Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây. 1.3. Hạt chùm ngây chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt, có nơi trồng chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn / ha. Dầu hạt chùm ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt chùm ngây được dùng để ăn như đậu phụng. Dầu chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để chải tóc. Dầu chùm ngây được bán ở thị trường dưới tên gọi tiếng Anh là ben-oil. Chính vì thế cây chùm ngây có tên là "Ben-oil tree". 1.4. Các đoạn rễ non được dùng làm rau thay cho cải ngựa. Cải ngựa là một loài rau diếp với tên khoa học là Armoracia rusticana = Cochlearia armoracia, tên tiếng Anh là Horseradish, vì thế cây chùm ngây còn có tên tiếng Anh là "Horsradish tree" và cũng từ đó người Việt còn gọi nó là "cây cải ngựa". 2. Về y học: nhiều bộ phận của cơ thể cây chùm ngây đã được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. 2.1. Lá, hoa và rễ được dùng trong y học cộng đồng, 1/ chữa trị các khối u. 2/ Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và 3/vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, 4/ lá chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. 5/ Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; 6/còn hạt dùng trị trướng bụng. 7/ Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của lão hóa da. 8/ Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng da. 9/Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có thêm nước cà-rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. 10/Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, 11/diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. 12/ Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. 13/ Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Loại kháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên pterygospermin, danh pháp hóa học là glucosinolate 4 alpha-L-rhamnosyloxy benzyl isothiocyanate. Nhiều nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông, nước sông trong mùa lũ có tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 - 200 / 100 ml. 14/ . Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. 15/ Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin. 2.4. Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy. 2.5. Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các báo "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cũng đã cho thấy các tác dụng khác nhau của các bộ phận cây chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng hạ huyết áp và ngay cả làm êm dịu thần kinh trung ương. VIII. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY TRÊN THẾ GIỚI: 16/ Mỹ hiện nay là nước nhập nguyên liệu Moringa thô nhiều nhất, sử dụng trong công nghê mỹ phẩm cao cấp, nước uống và quan trong hơn là chiết suất thành nguyên liệu tinh cung ứng cho công nghiệp dược phẩm, hóa chất. 17/ Ấn Độ: Chùm Ngây được gọi là sainjna, mungna (Hindi, Asam, Bengal..); Phạn ngữ: Shobhanjana.Là một trong những cây thuốc “dân gian” rất thông dụng tại Ấn Độ. Vỏ thân được dùng trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc; trị đau trong cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen, rễ củ Dioscorea oppositifolia); trị kinh phong (dùng chung với thuốc phiện); trị đau quanh cổ (thoa chung với căn hành của Melothria heterophylla, Cocci nia cordifolia, hạt mướp (Luffa) và hạt Lagenaria vulgaris); trị tiểu ra máu; trị thổ tả (dùng chung với vỏ thân Calotropis gigantea, Tiêu đen, và Chìa vôi. Hoa dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu. Quả giã kỹ với gừng và lá Justicia gendarussa để làm thuốc đắp trị gẫy xương. Lá trị ốm còi, gây nôn và đau bụng khi có kinh. Hạt: dầu từ hạt để trị phong thấp. 18/ Pakistan: Cây được gọi là Sajana, Sigru. Cũng như tại Ấn, Chùm Ngây được dùng rất nhiều để làm các phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ngoài các cáchsử dụng như tại Ấn độ, các thành phần của cây còn được dùng như : Lá giả nát đắp lên vết thương, trị sưng và nhọt, đắp và bọng dịch hoàn để trị sưng và sa; trộn với mật ong đắp lên mắt để trị mắt sưng đỏ.. Vỏ thân dùng để phá thai bằng cách đưa vào tử cung để gây giãn nở. Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai..Rễ tươi của cây non dùng trị nóng sốt , phong thấp, gout, sưng gan và lá lách..Nhựa từ chồi non dùng chung với sữa trị nhức đầu, sưng răng.. 19/ Trung Mỹ: Hạt Chùm Ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán • Saudi Arabia : Hạt được dùng trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông. • Việt Nam : Rễ Chùm Ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, làm dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau. Hoa có tính kích dục. Hạt làm giảm đau. Nhựa (gomme) từ thân có tác dụng làm dịu đau. Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý: Hiện nay chưa có những báo cáo về những nguy hại đối với sức khoẻ trong việc sử dụng Hạt và Rễ Chùm Ngây theo các liều lượng trị liệu. Tuy nhiên dùng liều quá cao có thể gây ra buồn nôn, chóng mặt và ói mửa. Liều cho uống : 5gram/ kg trọng lượng cơ thể, thử trên chuột , gây phản ứng keratin hóa quá mức tế bào bao tử và sơ hóa tế bào gan. Liều chích qua màng phúc toan 22 đến 50 mg/ kg trọng lượng cơ thể gây tử vong nơi chuột thử nghiệm. Không nên dùng Rễ Chùm ngây nơi phụ nữ có thai, vì có khả năng gây trụy thai. ( Nguồn:DS Trần Viết Hưng/ ĐH Cần Thơ) 3. Về ứng dụng công nghiệp: gỗ cây chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi, nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho kỹ nghệ giấy và còn được dùng để chế phẩm màu xanh. Vỏ cây có khả năng cung cấp ta-nanh (tannin, tanin), nhựa dầu và sợi thô. 4. Khả năng phòng hộ: Cây chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có khả năng cải tạo đất, lá dùng làm phân xanh và làm thức ăn bổ sung cho gia súc rất tốt, cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp nên được trồng làm cảnh. 5. Đặc điểm hình thái học: Cây chùm ngây có dạng sống là cây gỗ nhỏ, cao từ 8 - 10m. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 - 60 cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc mốc, không lông, dài 1,3 - 2 cm, rộng 0,3 - 0,6 cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 30 - 120 cm, rộng 2 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹp, to khoảng 1 cm, có 3 cánh mỏng bao quanh. 6. Đặc điểm phân loại: chùm ngây là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, với tên khoa học là Moringa oleifera Lamk.. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu) và -fera (mang, chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma Gaertn. (pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterydospermin cũng từ đây mà có), Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small. Trên thế giới, chùm ngây được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Tiếng Anh: Horsradish tree, Ben tree, Behn tree, Ben-oil tree, Benzolive tree, West Indian ben, Drumstick tree, Moringa tree Tiếng Pháp: Ben ailé, Ben ailée, Ben oléifère, Moringa ailée, Pois quénique Tiếng Đức: Behenbaum, Behennussbaum, Meerrettichbaum Tiếng Hà Lan: Benboom, Peperwortel boom Tiếng Ý: Been, Bemen. Tiếng Arabia: Habbah ghaliah, Rawag (Sudan), Shagara al ruway (Sudan). Tiếng Bồ Đào Nha: Acácia branca, Moringa, Muringueiro. Tiếng Tây Ban Nha : Arbol de las perlas, Arbol do los aspáragos, Ben, Jacinto (Panama), Jasmin francés, Jazmin francés (Puerto Rico), Maranga, Maranga calalu (Honduras), Marango (Costa Rica), Palo de aceite (Dominican Republic), Palo de abejas (Dominican Republic), Paraíso, Paraíso blanco (Guatemala), Perlas (Guatemala), Resada (Puerto Rico). Tiếng Nga: Моринга олейфера. Tiếng Myanmar: Dandalonbin, Dan da lun. Tiếng Nhật: Wasabi no ki. Tiếng Khmer : Daem mrom. Tiếng Indonesia : Kelor, Kalor. Tiếng Malaysia : Moringa, Muringa, Sigru. Tiếng Ấn Độ : Sobhan jana. Tiếng Tamil: Murungai. Tiếng Thái: Ka naeng doeng, Ma khon kom, Ma rum (bean / pod), Phak i huem, Phak i hum, Phak nuea kai, Phak ma rum (leaves), Se cho ya. 7. Đặc điểm phân bố: Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Arabia, châu Phi, vùng Viễn Tây châu Mỹ; được trồng và mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ, Sri Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malabar, Malaysia và Philippines. Ở Việt Nam, từ lâu, cây đã được trồng ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc. Gần đây, kiều bào ở Mỹ Trần Tiễn Khanh đã chuyển về Việt Nam 100 hạt giống, đã được phân phát cho một số nông dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng. 8. Đặc điểm sinh thái: Cây có khả năng sống từ vùng Cận nhiệt đới khô đến ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô đến vùng rừng ẩm. Chịu lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 - 28,5oC và pH 4,5 - 8. Chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô 9. Nhân giống: Ở Ấn Độ, cây được nhân giống bằng cành 1 - 2 m. Thời vụ thích hợp từ tháng 5 - 8. Cây bắt đầu cho quả sau 6 - 8 tháng trồng. Quả được thu hoạch giữa tháng ba và tháng tư, sau đó thu lại một đợt nữa trong tháng 9 và tháng 10. 10. Tình hình sâu bệnh hại: Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus. Như vậy, đối chiếu các tính năng thực vật học, sinh thái học và các thành tựu về dinh dưỡng học, y học, môi trường học, chúng tôi thấy rằng, đây là một loài cây đầy tiềm năng cho việc hỗ trợ sự phát triển cộng đồng nông thôn miền núi và vùng cát ven biển. Ở khu vực miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, cuộc sống của cư dân trên dải đất cát ven biển đang gặp nhiều khó khăn, do thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và điều kiện khắc kiện của môi trường sống, rất cần phát triển những loài cây vạn năng thích hợp. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc nghĩ tới việc bố trí thử nghiệm các mô hình trồng cây đa tác dụng cho vùng cát ven biển và vùng cát nội đồng, mà cây chùm ngây là một đối tượng không thể bỏ qua, hầu giúp cư dân nơi đây có thêm một nguồn tài nguyên mới, hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và cứu đói những lúc giáp hạt. *Lợi ích và công dụng : Chùm ngây là một trong những loài cây vô cùng hữu ích. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. Lá của cây chùm ngây được dùng làm rau. Nó có thể ăn sống như các loài rau sống khác. Cũng có thể nghiền lá ra để làm nước sinh tố. Nếu nấu canh thì ta được món canh giống với canh rau ngót. Người già, trẻ em và người có thể trạng yếu, nếu ăn rau chùm ngây sẽ rất mau khỏe. Cần chú ý, phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì có thể bị sẩy thai. Chùm ngây còn có tác dụng phòng và trị rất nhiều bệnh như: Ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, bệnh tim mạch, ung loét, co giật, bệnh gan... Nó giúp ta hạ huyết áp và hạ cholesterol, chống oxy hóa... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đều đề cao cây chùm ngây, coi nó là cứu tinh cho người nghèo, đặc biệt ở các nước thuộc thế giới thứ 3... Và còn rất nhiều công dụng không thể ngờ tới của chùm ngây mời anh em thao khảo trên internet *Giá trị kinh tế [LIST] • lá non 1 kg từ 70.000 - 80.000 đồng • Rễ cây 20 năm tuổi 800 - 1000 000 đồng/kg • Bột lá khô :500 - 600 000 /kg

Wednesday, June 23, 2010

20.000 tiến sĩ, 700 triệu USD và vài câu chuyện (phần 2)

20.000 tiến sĩ, 700 triệu USD và vài câu chuyện (phần 2)
Trân Văn, phóng viên RFA
2010-06-22

Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ, tuy có văn bằng tiến sĩ của một đại học ở Mỹ, song không thể nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh.

Photo courtesy of vnu.edu.vn.

Lễ trao bằng tốt nghiệp tại ĐHQGHN. Hình minh hoạ.

Hiện có những dấu hiệu cho thấy tấm bằng tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân sử dụng không phải là chuyện riêng của ông Ân. Vì sao?
Công quỹ như rác

Chuyện ông Nguyễn Ngọc Ân, không biết Anh ngữ nhưng lại là “Tiến sĩ”, xuất thân từ một trường đại học đã bị Tòa án tiểu bang Hawaii ra lệnh phải đóng cửa trước đó sáu năm lẽ ra có thể chỉ dùng để mua vui nếu không có vài tình tiết kỳ quái.

Tình tiết thứ nhất: Một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Phú Thọ kể với phóng viên tờ Sài Gòn Tiếp Thị rằng, sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở “Southern Pacific University” – dịch sang tiếng Việt là Đại học Nam Thái Bình Dương, ông Ân đã trình văn bằng tiến sĩ cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy xem và Ban Tổ chức Tỉnh ủy xác định bằng đó là bằng thật.

Theo sau đó là tình tiết thứ hai: Ông Ân tiết lộ với phóng viên tờ Sài Gòn Tiếp Thị rằng, ông đã chi 17.000 USD để học “tiến sĩ” và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã quyết định chi tiền, “hỗ trợ” cho ông.

Tình tiết thứ ba: Cũng chính ông Ân tiết lộ, sở dĩ ông theo học “chương trình tiến sĩ” tại “Southern Pacific University” là do Viện kinh tế của Bộ Tài chính giới thiệu. Ông Ân không phải là trường hợp cá biệt bởi theo ông Ân, còn khoảng chín, mười người nữa ở Hà Nội, Thái Nguyên cũng học “chương trình tiến sĩ” tại “Southern Pacific University” theo kiểu như vậy.

Do có quá nhiều tai tiếng và bị chỉ trích kịch liệt, chuyện dựa vào hệ thống trường Đảng để lấy học vị “tiến sĩ” đang khiến nhiều công chức và đặc biệt là quan chức ngần ngại.
Một quan chức ở HN


Đang có bao nhiêu công chức theo học “chương trình tiến sĩ” tại những đại học như “Southern Pacific University”? Chưa có ai thống kê nhưng có những dấu hiệu cho thấy, hình như “làm tiến sĩ” ở nước ngoài theo kiểu như thế đang trở thành phong trào.

Vì sao? Một công chức ở Hà Nội, yêu cầu không nêu tên, trả lời qua email, cho biết: Trước hết là không phải học, không tốn tiền và “giải quyết khâu oai” tốt hơn “làm tiến sĩ” theo “kiểu cũ”. Chưa kể “làm tiến sĩ” theo “kiểu cũ” đang gặp trục trặc.

Công chức này giải thích thêm rằng: Do có quá nhiều tai tiếng và bị chỉ trích kịch liệt, chuyện dựa vào hệ thống trường Đảng để lấy học vị “tiến sĩ” đang khiến nhiều công chức và đặc biệt là quan chức ngần ngại.
Chuyển tiền ra nước ngoài mua “tiến sĩ”?

Quả là “làm tiến sĩ” theo “kiểu cũ” có quá nhiếu tai tiếng. Hồi tháng 8 năm 2006, tại “Hội nghị Hiệu trưởng các đại học miền Trung và Tây Nguyên”, một số quan chức ngành giáo dục đã từng công khai thú nhận rằng, chính họ cũng xấu hổ, khi góp phần tạo ra những cá nhân có học vị “tiến sĩ” nhờ “nghiên cứu” những đề tài kiểu như: “tắm giặt trong quân đội”...

Thế nhưng “làm tiến sĩ” theo “kiểu mới”, giống như ông Nguyễn Ngọc Ân thủ đắc học vị “tiến sĩ kinh tế quản trị kinh doanh”, nhờ đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ” thì liệu “nghiên cứu” đó có góp phần xây dựng “quốc thái, dân an” hay xa hơn là phục vụ cho sự no ấm của loài người?

Năm 2007, Việt Nam công bố một thống kê, theo đó, hơn 70% tiến sĩ của Việt Nam đang là công chức, còn số tiến sĩ làm công việc nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam – vốn là những lĩnh vực hoạt động chính của đội ngũ tiến sĩ – lại chiếm tỷ lệ chưa đầy 30%.

Nhiều người cho rằng, vì tiến sĩ được xem như một thứ tiêu chí để cất nhắc, bổ nhiệm trong hệ thống chính trị, nên việc đào tạo tiến sĩ và những vấn đề có liên quan đến đội ngũ tiến sĩ tại Viêt Nam trở thành bi kịch. Bi kịch đó chưa có hồi kết!

nss_1253548970-250
Sinh viên nước ngoài tại trường đại học ARKANSAS thuộc bang Arizona, Mỹ. Photo courtesy of 123duhoc.com
Đầu tháng 11 năm 2006, ông Nguyễn Thiện Nhân, lúc đó là Bộ trưởng Gíao dục – Đào tạo tuyên bố trước Quốc hội Việt Nam rằng, Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ triển khai một chương trình đồng bộ để đến năm 2015, đào tạo xong 20.000 tiến sĩ, làm giảng viên nòng cốt cho 400 trường đại học và cao đẳng trên toàn Việt Nam.

Bất chấp những phân tích thiệt – hơn của trí thức đối với dự định này, cuối tháng 1 năm 2008, Bộ Giáo dục – Đào tạo vẫn trình Thủ tướng Việt Nam đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ. Tuy nhiên kế hoạch thực hiện được kéo dài thêm 5 năm so với dự định ban đầu. Nghĩa là đến năm 2020, kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sĩ mới hoàn tất, chứ không phải tới năm 2015 như ông Nguyễn Thiện Nhân tuyên bố trước Quốc hội cách đó hai năm.

Tuy chưa thấy có thông tin nào cho biết, đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ đã được Thủ tướng Việt Nam phê duyệt, song trong nhiều tuyên bố có liên quan đến đề án này, các viên chức lãnh đạo Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam cho thấy, họ vẫn đang thực hiện kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sĩ. Chi phí cho việc đào tạo 20.000 tiến sĩ được loan báo là khoảng 700 triệu USD.

Giữa tháng trước, cùng với việc yêu cầu ngừng mở ngành ở bậc đại học, cao đẳng, Bộ Gíao dục – Đào tạo Việt Nam đột ngột ra lệnh ngừng đào tạo tiến sĩ ở 101 chuyên ngành.

Lúc ấy, trả lời báo điện tử VietNamNet, ông Ngô Kim Khôi, Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học giải thích, sở dĩ Bộ Gíao dục – Đào tạo Việt Nam đưa ra lệnh này là vì việc đào tạo tiến sĩ ở một số trường, không đáp ứng đủ điều kiện mà “Quy chế đào tạo tiến sĩ” đặt ra. Tuy nhiên cũng theo ông Khôi, Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam vẫn thực hiện đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ.

Khi đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ được trình Thủ tướng Việt nam hồi đầu năm 2008, Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam cho biết, trong 20.000 tiến sĩ, sẽ có khoảng 38% được đào tạo ở nước ngoài, khoảng 15% sẽ được đào tạo phối hợp giữa trong và ngoài, 47% còn lại sẽ được đào tạo trong nước.

Thế nhưng, giữa tháng trước, lúc được báo điện tử VietNamNet phỏng vấn về việc ra lệnh ngừng đào tạo tiến sĩ ở 101 chuyên ngành, ông Ngô Kim Khôi lại khẳng định: Việc đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài không có gì thay đổi. Thậm chí có tín hiệu đáng mừng là số lượng gửi đi đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài tăng lên trong năm 2009 và 2010. Theo chủ trương, số lượng tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài là 20.000.

Ông Ngô Kim Khôi có lầm lẫn hay Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam đã quyết định bỏ ý định đào tạo 47% trong số 20.000 tiến sĩ ở trong nước và ngưng phối hợp với nước ngoài để đào tạo 15% của 20.000 tiến sĩ theo phương thức trong - ngoài?

Số lượng gửi đi đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài tăng lên trong năm 2009 và 2010. Theo chủ trương, số lượng tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài là 20.000.

Ô. Ngô Kim Khôi


Trong năm ngoái và năm nay, những trường hợp như ông Nguyễn Ngọc Ân, có được xem như đã giúp tăng số lượng tiến sĩ được gửi đi đào tạo tại nước ngoài như tuyên bố của ông Ngô Kim Khôi?

Chỉ Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam mới có thể trả lời được những thắc mắc như thế.

Có lẽ nên nhắc qua rằng, tuy Mỹ vẫn được xem như một địa chỉ đáng tin cậy trong đào tạo, song tại Mỹ, có hai loại trường đại học, một đã được những cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức có uy tín kiểm định về chất lượng đào tạo và một chỉ được coi như những “xưởng sản xuất bằng cấp”.

Những “xưởng sản xuất bằng cấp” ấy, có thể được phép hoạt động vì hội đủ các yêu cầu trong việc thành lập (cơ sở vật chất, nộp đủ thuế,…), theo quy định của từng tiểu bang nhưng không đạt tiêu chuẩn kiểm định nên chất lượng đào tạo không được công nhận.

Cũng vì vậy, sự kiện ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ, “du học” qua một cơ quan thuộc Bộ Tài chính giới thiệu, được một đại học không đạt kiểm định chất lượng đào tạo ở Mỹ cấp văn bằng tiến sĩ, dù không thể nghe – nói – đọc – viết tiếng Anh, song công quỹ vẫn đài thọ chi phí “làm tiến sĩ”, Ban Tổ chức Tỉnh ủy vẫn công nhận là bằng thật,… hoàn toàn không phải chuyện riêng của ông Ân.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/20000-doctors-700-million-dollars-and-some-stories-part%202-Tvan-06222010133314.html

Saturday, June 19, 2010

Cán Bộ Thú Nhận: 17,000 Đô Khỏi Cần Anh Văn, Đậu Tiến Sĩ

Cán Bộ Thú Nhận: 17,000 Đô Khỏi Cần Anh Văn, Đậu Tiến Sĩ Việt Báo Thứ Bảy, 6/19/2010, 12:00:00 AM

Cán Bộ Thú Nhận: 17,000 Đô Khỏi Cần Anh Văn, Đậu Tiến Sĩ

Vụ làm tiến sĩ tại Mỹ nhưng không biết tiếng Anh: “Tôi làm tiến sĩ tốn 17.000 USD!”
Đó là bản tin mới trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị. Bản tin cho thấy rằng vị cán bộ này sang Mỹ học 2 tuần lễ, nói và nghe gì cũng có thông ngôn vì ông không biến tiếng Anh, nộp 17,000 đô la và lấy bằng tiến sĩ dễ dàng.
Bản tin từ thông tấn quốc nội viết:
“Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị online chiều qua 17.6, giám đốc sở Văn hóa - thông tin và du lịch tỉnh Phú Thọ Nguyễn Ngọc Ân (nhân vật đã được đề cập trong bài “Làm tiến sĩ tại Mỹ nhưng không biết tiếng Anh” khẳng định: "Tôi có học tại trường đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) tại Hoa Kỳ. Trường này toạ lạc tại thành phố New York!".
Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị muốn xem tấm bằng tiến sĩ của ông thì ông Ân nói “để dịp khác”...”
Trong bản tin Saì Gòn Tiếp Thị còn có đoạn vấn đáp:
“- Thưa ông, ông có thể cho biết chi phí học để lấy bằng tiến sĩ của trường Southern Pacific University hết bao nhiêu?
- Chắc cũng tốn hơn chục ngàn USD gì đấy!
- Ông có thể nói rõ hơn?
- 17.000 USD!
- Thưa ông, đó là kinh phí của tỉnh Phú Thọ hỗ trợ ông đi đào tạo tiến sĩ?
- Không, đó là tiền cá nhân, còn tiền kinh phí hỗ trợ của tỉnh thì tôi chưa lấy, mặc dù tỉnh đã có quyết định rồi!
- Khóa học cùng ông có bao nhiêu người Việt Nam học cùng ông, ở Phú Thọ có ai học cùng ông không?
- Khoảng chín, mười người gì đó, họ đều ở Hà Nội, Thái Nguyên; còn ở Phú Thọ không có ai.
- Ông có thể cho chúng tôi xem giáo trình, đĩa CD của trường phát cho ông để ông tự học?
- Như tôi đã nói, tôi học trường này là theo kiểu đào tạo từ xa, nên tôi học qua mạng, nộp trả bài cũng qua mạng.
- Vậy ông có thể cung cấp cho chúng tôi trang web của trường đại học của ông không?
- Không, tôi không nhớ.”
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo VN có danh sách các Tiến Sĩ ghi tên học qua mạng này hay không? Nếu có, có thể các báo trong nước cũng không thể đăng tải, vì chắc chắn sẽ có tên nhiều quan lớn.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=160627

Thursday, June 17, 2010

Nhiều Cán Bộ Đậu Tiến Sĩ Mỹ Không Cần Biết Tiếng Anh

Nhiều Cán Bộ Đậu Tiến Sĩ Mỹ Không Cần Biết Tiếng Anh Việt Báo Thứ Năm, 6/17/2010, 12:00:00 AM

Nhiều Cán Bộ Đậu Tiến Sĩ Mỹ Không Cần Biết Tiếng Anh, Chỉ Mất 2 Tuần Sang Mỹ, Có Người Thông Dịch, Làm Giùm...

HANOI -- Chuyện chỉ xảy ra tại Việt Nam: Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh!
Bản tin trên báo Sài Gòn Tiếp Thị hôm 16-6-2010 kể cụ thể về một cán bộ tỉnh, snag Mỹ du học có 2 tuần lễ, mọi giao tiếp đều có thông ngôn dịch sang tiếng Việt, và sau đó được cấp bằng tiến sĩ của Mỹ.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị nói ông không phaả là người duy nhất, vì nhiều cán bộ khác cũng ghi danh học ở đại học bên Mỹ này.
Bản tin có nhan đề “Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh!” kể rằng:
“Hơn một tuần nay, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “ vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”.
Sự việc bắt đầu từ khi ban tổ chức hát Xoan tỉnh Phú Thọ giới thiệu ông Ân là “tiến sĩ” làm nhiều người ngỡ ngàng, vì trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì).
Ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, ông có ý định làm tiến sĩ về đề tài này đã lâu. Tháng 6-2008, ông được bổ nhiệm làm giám đốc sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thì mọi việc mới bắt đầu với sự giúp sức của các cán bộ chuyên môn trong sở. Ông cũng cho biết học vị của mình là tiến sĩ kinh tế quản trị kinh doanh chứ không phải là tiến sĩ khoa học. Viện kinh tế (Bộ Tài chính) là nơi giới thiệu ông đi làm tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ từ tháng 2-2007 đến 9-2009, ông có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.
Và ông cũng khẳng định ông tự học là chính thông qua tài liệu của trường đại học Nam Thái Bình Dương soạn bằng tiếng Việt và đĩa CD. Trường đại học Nam Thái Bình Dương cũng không yêu cầu những nghiên cứu sinh như ông Ân phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ… chỉnh sửa là được.
Ông Ân cũng cho hay, luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh của ông không có người hướng dẫn nhưng lại có tới ba người phản biện!
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo tỉnh Phú Thọ (xin được giấu tên) cho biết, khi ông Ân đi đào tạo tiến sĩ, tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí. Sau khi hết thời gian “tu nghiệp” ở Nam Thái Bình Dương (thực chất là ông vẫn làm việc tại tỉnh nhà), ông Ân cũng trình văn bằng tiến sĩ với Ban tổ chức tỉnh ủy và bằng đó là bằng thật.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo tỉnh này cũng cho biết, quy trình đào tạo tiến sĩ của ông Ân “có vấn đề” vì Bộ giáo dục- đào tạo đã có quy chế đào tạo tiến sĩ hẳn hoi. Theo đó, nghiên cứu sinh phải có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, có thư giới thiệu của hai giáo sư hoặc phó giáo sư có uy tín giới thiệu. Và một điều kiện bắt buộc là phải có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án.
Tại tỉnh Phú Thọ hiện còn có khoảng 10 người cũng được đào tạo tiến sĩ như theo kiểu của ông Ân!”
Báo Sài Gòn Tiếp Thị không cho biết tên tiếng Anh của đại học Hoa Kỳ này. Nếu học tiến sĩ ở đạị học Mỹ mà không cần biết tiếng Anh, các lớp Anh văn tại VN cần dẹp luôn cho rồi.
Điều cần thắc mắc: các quan chức Bộ Giáo Dục hiện nay có bao nhiêu người tốt nghiệp Tiến Sĩ ở Đaị Học Nam Thái Bình Dương?

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=160563

Làm tiến sĩ và lấy bằng ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh

Làm tiến sĩ và lấy bằng ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh!
Wednesday, June 16, 2010 Bookmark and Share



PHÚ THỌ (TH) - Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn Hóa-Thể Thao và du lịch tỉnh Phú Thọ, “làm” tiến sĩ ở Mỹ “chỉ 2 tuần,” nghe giảng tiếng Anh qua thông dịch tiếng Việt và bảo vệ luận án... cũng có người dịch từ đầu đến cuối.

Ðó là câu chuyện khôi hài đen về ông “tiến sĩ” Ân vừa được báo Sài Gòn Tiếp Thị kể hôm Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010. Ông nói ông lấy bằng tiến sĩ ở “trường đại học Nam Thái Bình Dương,” một cái trường không biết là có thật ở Mỹ không!



Mẫu bằng giả được quảng cáo trên một website với giá rẻ mạt nhưng giống như thật. (Hình: VTC)

Thật ra, có một hệ thống “The University ot The South Pacific” ở một chuỗi đảo quốc, lãnh thổ, rất nhỏ ở vùng tây Thái Bình Dương gọi chung là khu vực Micronesia gồm những nước như Fiji, Vanatu, Solomon Islands, Tonga, Marshall Islands v.v... chứ ở nước Mỹ không hề có một trường đại học nào, dù là University (cấp bằng tiến sĩ) hay College (thường chỉ đến bậc cử nhân, một số trường có cấp bằng tiến sĩ).

“Hơn một tuần nay, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn Hóa-Thể Thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài ‘vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ.’”

Báo Sài Gòn Tiếp Thị kể như vậy và tường thuật chi tiết về cái bằng tiến sĩ của ông giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ: “Sự việc bắt đầu từ khi ban tổ chức hát Xoan tỉnh Phú Thọ giới thiệu ông Ân là ‘tiến sĩ’ làm nhiều người ngỡ ngàng, vì trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế-quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì).”

Nói khác, muốn học lên tiến sĩ, sau khi đỗ cử nhân phải học lên cao học (Master Degree) mà Việt Nam gọi là thạc sĩ, ít nhất 2 năm rồi sau đó được học lên ban tiến sĩ với sự bảo trợ của một ông thầy. Trường hợp của ông Ân là trường hợp tiến sĩ “nhảy cóc.”

SGTT kể tiếp: “Ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, ông có ý định làm tiến sĩ về đề tài này đã lâu. Tháng 6, 2008, ông được bổ nhiệm làm giám đốc sở Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch thì mọi việc mới bắt đầu với sự giúp sức của các cán bộ chuyên môn trong sở. Ông cũng cho biết học vị của mình là tiến sĩ kinh tế quản trị kinh doanh chứ không phải là tiến sĩ khoa học. Viện Kinh Tế (Bộ Tài Chính) là nơi giới thiệu ông đi làm tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.”

Tất cả các trường đại học ở Hoa Kỳ đều có trang nhà (website) trên Internet để tự giới thiệu về trường, các phân khoa, các môn dạy và có trang sinh hoạt, thông tin cập nhập. Tìm kiếm sơ khởi trên google search, không hề thấy có trường mà ông Nguyễn Ngọc Ân nói ông được cấp bằng tiến sĩ.

“Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ từ tháng 2, 2007 đến 9, 2009, ông có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.” SGTT kể.

Tờ báo nói: “Và ông cũng khẳng định ông tự học là chính thông qua tài liệu của trường đại học Nam Thái Bình Dương soạn bằng tiếng Việt và đĩa CD. Trường đại học Nam Thái Bình Dương cũng không yêu cầu những nghiên cứu sinh như ông Ân phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ... chỉnh sửa là được.”

Không chỉ nói như vậy, “Ông Ân cũng cho hay, luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh của ông không có người hướng dẫn nhưng lại có tới ba người phản biện!”

Khi được ký giả của báo SGTT chất vấn về cái bằng tiến sĩ quá đặc biệt của ông Ân “một lãnh đạo tỉnh Phú Thọ (xin được giấu tên) cho biết, khi ông Ân đi đào tạo tiến sĩ, tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí. Sau khi hết thời gian ‘tu nghiệp’ ở Nam Thái Bình Dương (thực chất là ông vẫn làm việc tại tỉnh nhà), ông Ân cũng trình văn bằng tiến sĩ với ban tổ chức tỉnh ủy và bằng đó là bằng thật.”

Tờ báo cho biết: “Tuy nhiên, vị lãnh đạo tỉnh này cũng cho biết, quy trình đào tạo tiến sĩ của ông Ân ‘có vấn đề’ vì Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo đã có quy chế đào tạo tiến sĩ hẳn hoi. Theo đó, nghiên cứu sinh phải có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, có thư giới thiệu của hai giáo sư hoặc phó giáo sư có uy tín giới thiệu. Và một điều kiện bắt buộc là phải có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án.”

Tờ SGTT còn cho hay, “Tại tỉnh Phú Thọ hiện còn có khoảng 10 người cũng được đào tạo tiến sĩ như theo kiểu của ông Ân!”

Vẫn trong bản tin của tờ SGTT: “Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.”

Về cái thời gian ông Ân nói lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ, dư luận ở Việt Nam các năm 2006 và 2007 đang sôi nổi với vấn đề phẩm chất bằng cấp tiến sĩ. Bằng tiến sĩ phần lớn là sao chép của người khác hay nhờ người khác làm giùm. Ông Nguyễn Thiện Nhân, khi còn là bộ trưởng Giáo Dục, than phiền: “Có lần tôi gặp hiệu trưởng một trường ÐH có uy tín về đào tạo tiến sĩ. Tôi có hỏi trong luận án tiến sĩ của NCS ở trường có gì mới không. Vị hiệu trưởng này trả lời không có gì mới cả. Vì những cái mới, thế giới đã làm hết rồi” (theo báo Tổ Quốc).

Còn tờ Thể Thao & Văn Hóa hồi tháng 1, 2006 viết một bài về tình trạng đào tại tiến sĩ ở Việt Nam với rất nhiều đặc điểm không thể có trên thế giới.

Sau khi dẫn lời ông Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận Việt Nam có 2,500 tiến sĩ “yếu”, Thể Thao & Văn Hóa viết: “Bằng cấp với nhiều người chỉ để làm đẹp hồ sơ, tạo cơ hội cho sự thăng tiến. Có 1,001 lý do để ra đời những thế hệ 'tiến sĩ giấy'.”

Tờ báo này kể: “Một nghiên cứu sinh cho biết: 'Việc cơ quan nhàn rỗi, quan hệ vợ chồng trục trặc, không có gì hay ho nên đi học tiến sĩ cho vui!' Không phải là chuyện tiếu lâm Việt Nam, mà là chuyện thật 100%.”

Chuyện nhờ người khác viết luận văn, thuê người “chép” luận văn của người khác không phải là chuyện họa hiếm.

“Học sinh phổ thông quay cóp đã đành, tiến sĩ cũng quay cóp. Ði thi đầu vào còn quay cóp, thế nên chuyện xào luận văn người khác, ăn cắp chất xám của người khác cũng không phải là chuyện hiếm. Vì không phải hiếm nên nhiều người làm mà không xấu hổ.” TT&VH viết.

Báo điện tử VTC có bản tin ngày 25 tháng 9, 2008 viết rằng: “lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ dễ như mua rau.” Bài báo này kể ra những tổ chức “sản xuất” bằng giả... như thật của những trường đại học nổi tiếng ở nước Mỹ từ Harvard, MIT, Yale, Stanford v.v... với giá chỉ vài chục đô la.

Hiện nay, trên Internet, có nhiều nhóm người kinh doanh bằng cách viết luận án, làm đồ án, cho bất cứ ai bỏ tiền ra thuê, đủ mọi ngành. Chẳng hạn cái ông có tên Vu Phong có địa chỉ điện thư vuphong210@gmail.com. Hoặc một cái tổ chức khác có vẻ qui mô hơn gọi là “Chợ Luận Văn” http://choluanvan.com quảng cáo là: “Hiện tại với cơ sở dữ liệu bao gồm 100,000 tài liệu toàn văn ở mọi thể loại và lĩnh vực. Chợ luận văn là website hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp các tài liệu tham khảo có giá trị cao nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên, sinh viên, giới tri thức trong nước và ngoài nước như: luận án Thạc sĩ - tiến sĩ các lĩnh vực; luận văn - Khóa luận đại học, cử nhân; Báo cáo - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp; Ðồ án tốt nghiệp các chuyên ngành; Tiểu luận - Ðề án - Bài thu hoạch.”

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114536&z=2